Các nhóm nghiên cứu từ 2 Đại Học lớn là Đại Học Osaka (Nhật Bản) và Đại Học Công Nghệ Nanyang (Singapore) đã nghiên cứu và tạo ra con chip cho thế hệ mạng tiếp theo, mạng 6G. Nó có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 11Gbps, trong khi tốc độ trên lý thuyết của mạng 5G chỉ có 10 Gbps và hơn thế nữa, nó có thể đăng tải video 4K theo thời gian thực.
Các nhóm nghiên cứu nói thêm rằng con chip này vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển bởi tốc độ xử lý kinh ngạc của nó là 1 Tbps, cao hơn 100 lần tốc độ của mạng 5G.
Con chip 6G này có thể truyền sóng với tần số đạt 1 Terahertz (một nghìn tỷ chu kỳ mỗi giây), gấp 3 lần mạng 3G, mang đến tốc độ truyền dữ liệu lên đến 11Gbps. Các chuyên gia tại 2 Đại Học lớn cho rằng mạng 6G này có thể xử lý ở tốc độ lên đến 8.000 Gbps với độ trễ cực thấp, băng thông rộng hơn 5G.
Với việc tạo ra sóng Terahertz từ lâu đã là chuyện rất khó khăn và tốn kém, vì đòi hỏi các tia laser đặc biệt với tần số bị hạn chế. Do đó, chất cách điện tôpô quang (photonic tôplogical insulators - PTI) là vật liệu mới đã được nhóm nghiên cứu sử dụng để truyền sóng Terahertz, chất này giúp sóng Terahertz được truyền với tốc độ cao hơn, chính xác hơn và đỡ tốn kém hơn.
"Công nghẹ Terahertz có khả năng tăng tốc độ giao tiếp trong chip và giữa các chip nhằm hỗ trợ trí tuệ nhân tạo AI và các công nghệ dựa trên các đám mây, hay như xe tự lái cần truyền tín hiệu dữ liệu nhanh chóng", Phó giáo sư Ranjan Singh từ Đại Học Công Nghệ Nanyang, người đứng đầu dự án nghiên cứu tại Singapore cho biết.
Bên cạnh AI và xe tự lái, 6G cũng sẽ hỗ trợ các trung tâm dữ liệu, thiết bị Internet of Things, giao tiếp tầm xa và nhiều ứng dụng khác.
Hiện 6G vẫn trong giai đoạn phát triển sơ khai. Tập đoàn NTT DoCoMo (Nhật Bản) dự đoán rằng 6G sẽ được thương mại hóa vào năm 2030, dựa trên việc các công nghệ mạng trước đây được triển khai rộng rãi cách nhau 10 năm: 3G là những năm 2000, 4G là 2010 và 5G là 2020.