Để triển khai một mạng LAN cáp quang nội bộ thì câu hỏi đặt ra là cần phải sử dụng những thiết bị gì, thiết bị đó có tương thích với hệ thống mạng hiện tại hay không và các lưu ý khi sử dụng hệ thống mạng LAN nội bộ cũng như những điều cần tránh.
1. Giải pháp kết nối mạng LAN được hiểu như thế nào?
Giải pháp kết nối mạng LAN – quang, hay còn được gọi là giải pháp mạng LAN, là một giải pháp đưa ra để kết nối mạng LAN trong cùng một tòa nhà, 1 khu xưởng, khu chế xuất, … sao cho các thiết bị cần thiết có thể kết nối với nhau ở khoảng cách từ xa đến rất xa.
2. Điều kiện thỏa mãn khách hàng
Để giải đáp những thắc mắc trên còn tùy thuộc vào từng yêu cầu thực tế cụ thể của Khách hàng như sau:
Về mặt khoảng cách: Chúng ta thường sử dụng cáp quang cho các đường truyền từ 100m trở lên, việc khoảng cách dài hay ngắn không ảnh hưởng tới việc truyền dữ liệu cũng như độ ổn định của hệ thống mà nó chỉ ảnh hưởng đến chi phí triển khai.
Về mặt tốc độ: Hiện nay đa phần chúng ta sử dụng chuẩn Fast Ethernet có tốc độ 10/100Mbps và chuẩn Gigabit Ethernet (10/100/1000Mbps) trong các hệ thống mạng nội bộ do vậy tùy vào tốc độ của hệ thống hiện tại mà khi triển khai mạng cáp quang chúng ta phải chọn bộ chuyển đổi quang điện tương ứng.
Điều kiện làm việc: Mỗi thiết bị đều được thiết kế để hoạt động trong một điều kiện môi trường nhất định, nếu dùng không đúng chủng loại có thể làm cho hệ thống hoạt động không ổn định vì thế chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm điến yếu tố này.
3. Các vật tư, thiết bị để triển khai hệ thống mạng LAN
Dây nhảy quang : dây nhảy quang có nhiều loại phụ thuộc vào hệ thống bạn sử dụng dùng cáp quang và converter loại gì. Đây là thiết bị giúp truyền tải tín hiệu quang từ converter đến conveter hoặc từ hộp phối quang ODF đến conveter.
Hộp phối quang ODF: là thiết bị giúp bảo vệ mối hàn cáp quang, đối với nhu cầu sử dụng nhiều sợi quang thì cần phải hàn nối cáp quang vào hộp odf rồi từ đó phân chia đến các thiết bị
Đầu fast conector hay còn gọi là đầu nối quang nhanh: chỉ sử dụng nếu bạn sử dụng cáp 1 sợi hoặc 2 sợi, cái này dùng để bấm đầu trực tiếp cho cáp quang mà không cần hàn nối
Bộ chuyển đổi quang điện, là thiết bị chính và quan trọng nhất trong hệ thống mạng lan quang, cũng tùy thuộc vào loại cáp quang sử dụng mà dùng bộ converter quang sao cho phù hợp
Cuối cùng là cáp quang: là thiết bị để truyền dẫn tín hiệu quang từ điểm A tới điểm B, tùy vào từng nhu cầu sử dụng có thể sử dụng cáp quang ít sợi hoặc cáp quang nhiều sợi.
Bộ dụng cụ làm quang: áp dụng đối với khách hàng sử dụng loại 1 -2 sợi quang, bấm đầu trực tiếp không cần hàn để thi công cáp quang.
4. Các lưu ý khi sử dụng hệ thống kết nối LAN
Khi xác định sử dụng mô hình giải pháp này, các bạn nên chú ý các vấn đề cơ bản sau:
Tất cả các thiết bị trong cùng một hệ thống phải đảm bảo tính tương thích với nhau: ví dụ một hệ thống hoạt động trên cáp singlemode thì các thiết bị khác như dây nhảy quang, bộ chuyển đổi quang điện đều phải dùng loại single mode.
Chuẩn kết nối phải tương thích với nhau: các thiết bị quang có các chuẩn kết nối phổ thông là chuẩn SC (vuông to) chuẩn LC ( vuông nhỏ) chuẩn FC (tròn xoáy) và chuẩn ST (tròn gài). Thông thường chuẩn chung cho converter thường là chuẩn SC nên ta cần sử dụng dây nhảy quang cùng chuẩn SC để bảm bảo kết nối được.
Về tốc độ truyền tải: phụ thuộc chính vào converter quang, có 2 loại phổ biến là tốc độ 10/100 base (cho phép truyền tải dữ liệu tối đa là 100mbps) và loại tốc độ 10/100/1000 base (truyền tải tối đa 1000mbps).
Ngoài ra để đảm bảo tín hiệu ta cũng cần chú ý đến đường truyền quang, mối hàn cáp quang vì nếu suy hao trên đường truyền quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ cũng như sự ổn định. Một lưu ý nữa là cáp quang không thể bị xoắn gập như cáp đồng, nhiều người không biết điều này và vô tình cuốn sợi cáp quang vượt quá độ cong cho phép dẫn đến việc tín hiệu không có hoặc rất kém.
5. Các sự cố thường gặp khi dùng hệ thống mạng LAN
Sau khi đã đấu nối toàn bộ hệ thống nhưng đầu B không có tín hiệu; bạn cần kiểm tra xem đường truyền quang đã thông hay chưa bằng các sử dụng bút soi quang bằng lase. Trường họp có ánh sáng xuất hiện ở đầu B nhưng vẫn không thông được mạng thì khả năng cao là do suy hao toàn tuyến vượt quá ngưỡng cho phép, bạn cần kiểm tra xem có bị gập dây ở đâu không? các mối hàn có đảm bảo không? nếu cần thì dùng máy đo công suất quang để có được thông số chuẩn xác nhất. Với trường hợp soi bằng bút không thấy có tín hiệu ở đầu B thì chắc chắn là đã bị đứt gãy hoặc tuột đầu sợi quang.
Trường hợp đã cắm thông hết rồi nhưng không có mạng, 6 đèn trên converter không sáng hết: trường hợp này có khá nhiều nguyên nhân. Nếu đèn tín hiệu trên convererter không sáng đủ, bạn cần kiểm tra xem có cắm nhầm dây không, có thể đảo chiều dây nhảy quang hoặc xem thêm hướng dẫn chi tiết ở bài viết : sự cố mất đèn tín hiệu converter và cách khắc phục
Một số trường hợp khác có thể xảy ra mà bạn không đoán biết được nguyên nhân thì làm lần lượt các bước sau để xác định xem sự cố xảy ra ở đâu và có hướng khắc phục:
Trước tiên bạn tháo rời hết các thiết bị ra, rồi lần lượt cắm từng cái vào để xem tín hiệu đèn báo trên converter,đầu tiên là cắm nguồn, converter sáng 1 đèn power, tiếp theo cắm dây mạng vào sẽ sáng tiếp 2 đèn nếu thông, rồi cắm dây cáp quang cuối cùng. bằng cách này bạn sẽ lần lượt kiểm tra được vấn đề ở chỗ nào và có hướng khắc phục.